Số lượng và nạn săn bắt Cá voi xanh

Thời kì bị săn bắt

Số lượng cá voi xanh đã giảm đáng kể vì nạn săn bắt.Xương cá voi xanh tại Bảo tàng Tự nhiên CanadaOttawa, Ontario

Cá voi xanh rất khỏe và nhanh, do đó rất khó để bắt/giết. Do đó thời gian đầu người ta thường săn cá nhà táng hoặc cá voi Eubalaena, chứ hiếm khi nào săn cá voi xanh.[46] Mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi Svend Foyn, một người Na Uy, thử săn cá voi cỡ lớn vào năm 1864 trên một con tàu hơi nước với một khẩu súng phóng lao được thiết kế đặc biệt.[9] Dù lúc đầu khẩu súng này khá cồng kềnh và có xác suất thành công thấp, Foyn đã cố gắng hoàn thiện nó và chẳng mấy chốc một vài trạm săn cá voi bắt đầu mọc lên dọc theo bờ biển Finnmark ở phía Bắc Na Uy. Vì những xung đột với ngư dân địa phương, các trạm này bị đóng cửa, với trạm cuối hoạt động vào năm 1904.

Việc săn cá voi xanh nhanh chóng lan đến Iceland (1883), Faroe Islands (1894), Newfoundland (1898), và Spitsbergen (1903). Năm 1904-05, cá voi lần đầu tiên bị giết tại South Georgia, và tới năm 1925, với sự xuất hiện của máng trượt đằng sau tàu (để kéo cá voi lên dễ dàng) và việc sử dụng phổ biến động cơ hơi nước, số lượng cá voi xanh nói riêng và cá voi tấm sừng hàm nói chung tại Nam Cực và các vùng xung quanh sụt giảm thảm hại. Vào mùa săn năm 1930–31, chỉ tính riêng tại Nam Cực, 29.400 con cá voi xanh đã bị giết.[47] Khi Thế chiến thứ II kết thúc, Trái Đất dường như đã hết sạch cá voi xanh. Năm 1946, lần đầu tiên một hạn mức quốc tế về săn bắt cá voi được đặt ra, nhưng hiệu quả thì không là bao, vì những loài quý hiếm vẫn có thể được săn theo cùng 'hạn mức' với các loài vẫn còn tương đối nhiều.

Arthur C. Clarketrí thức lớn đầu tiên đứng lên kêu gọi cộng đồng quan tâm hơn đến tình cảnh khốn cùng của loài này, trong quyển sách năm 1962 tựa "Profiles of the Future" của mình. Ông nói "chúng ta không biết được bản chất thật của thực thể mà chúng ta đang hủy diệt" - ám chỉ đến bộ não lớn của cá voi xanh.[48]

Toàn bộ các loài cá voi truyền thống ở châu Á đã gần như bị tuyệt chủng bởi các hoạt động săn bắt công nghiệp của Nhật Bản[49], đặc biệt là những nhóm cá voi di cư từ phía Bắc Nhật Bản xuống Biển Hoa Đông. Những con cuối cùng trong nhóm này bị bắt tại Amami Oshima trong khoảng thời gian từ 1910 đến 1939.[50]. Hoạt động đánh bắt ráo riết này diễn ra cho tới năm 1965 với các trạm săn cá voi chủ yếu đặt dọc bờ biển HokkaidoSanriku.[49]

Việc săn cá voi cuối cùng cũng bị Hiệp hội Nghề đánh cá voi Quốc tế cấm vào năm 1966,[51][52] và những hoạt động săn bắt trái phép tại Liên Xô cuối cùng cũng chấm dứt vào thập niên 1970.[53] Cho tới lúc đấy, đã có tổng cộng 330.000 con cá voi xanh bị giết tại Nam Cực, 33.000 con tại các phần còn lại của Bán Cầu Nam, 8.200 con ở Bắc Thái Bình Dương và 7.000 con ở Bắc Đại Tây Dương. Cộng đồng cá voi xanh lớn nhất, ở Nam Cực, đã bị rút xuống chỉ còn 0,15% số lượng ban đầu.

Tình hình hiện nay

A blue whale set against the backdrop of the AzoresA blue whale's tail fluke with the Santa Barbara Channel Islands in the background

Kể từ khi luật cấm săn bắt cá voi được ban hành, người ta đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm xem các quần thể cá voi xanh hiện nay tăng trưởng về số lượng hay là đang ổn định. Tại Nam Cực, ước tính khả quan nhất cho thấy tốc độ tăng trưởng là 7,3% một năm kể từ lúc việc săn trộm tại Liên Xô chấm dứt, nhưng tổng số cá voi xanh ở đây vẫn không vượt quá 1% vào thời điểm trước khi bị săn. Quần thể tại California hồi phục nhanh hơn, với nghiên cứu năm 2014 cho thấy quần thể này đã đạt 97% số lượng ban đầu.[54]

Số lượng cá voi xanh trên toàn thế giới năm 2002 được ước tính vào khoảng từ 5.000 đến 12.000 con. Tuy nhiên, ở rất nhiều vùng, người ta chỉ có thể suy đoán một cách không chắc chắn.[15]

Cá voi xanh được liệt kê là một trong những loài loài nguy cấp trong Sách đỏ IUCN ngay khi sách này được công bố. Tại Mỹ, Cục Nghề cá Quốc gia đã đặt cá voi xanh dưới sự bảo vệ của Luật Loài Nguy cấp.[55] Quần thể cá voi xanh lớn nhất, gồm khoảng 2.800 con thuộc phân loài B. m. muculus, sinh sống tại Đông Bắc Thái Bình Dương từ Alaska đến Costa Rica. Vào mùa hè người ta có thể thấy chúng tại California.[56] Lâu lâu quần thể này cũng bơi tới Tây Bắc Thái Bình Dương vùng giữa Kamchatka và cực bắc Nhật Bản.

Bắc Đại Tây Dương

Phía Bắc Đại Tây Dương có 2 quần thể B. m. musculus sinh sống. Quần thể thứ nhất được tìm thấy ở Greenland, Newfoundland, Nova Scotia và vịnh Saint Lawrence, gồm khoảng 500 con. Quần thể thứ hai phân bố lệch về phía đông, di chuyển từ Azores vào mùa xuân đến Iceland vào tháng 7 và tháng 8; người ta nghĩ rằng chúng bơi theo đường sống núi giữa Đại Tây Dương nằm giữa 2 vùng đảo núi lửa. Ngoài Iceland, cá voi xanh còn được quan sát thấy tít phía Bắc tận SpitsbergenJan Mayen. Tuy nhiên các lần quan sát kể trên khá là hiếm. Các nhà khoa học không biết những con cá voi xanh này sống ở đâu vào mùa đông. Tổng số cá voi xanh tại Bắc Đại Tây Dương được ước tính vào khoảng 600 đến 1,500. Tại bờ biển Ireland, các quan sát thấy loài này được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 2008.,[57] Kể từ đó vùng Porcupine Seabight đã được xem là nơi phát triển tốt cho cá voi xanh và cá voi vây.

Bắc Thái Bình Dương

Cá voi xanh đã từng bị săn bắt rất dữ tại Nhật Bản, với các hoạt động giết chóc diễn ra chủ yếu tại biển Kumanonada giáp thành phố Wakayama, vịnh Tosabiển Hyūga. Vì chúng bị săn quá ráo riết, một số nhà khoa học từng nghĩ cá voi xanh đã biến mất hoàn toàn khỏi đây, với các ghi nhận cá voi mắc cạn lần cuối được thu thập vào thập niên 1950.[58] Ngày nay, các cá thể còn sót lại của quần thể phía đông và ven biển ngày xưa có thể được quan sát tại Kushiro, dù điều này là rất hiếm.[59] Người ta cũng thấy cá voi xanh, dù hiếm nhưng đều đặn, bơi ở bán đảo Triều Tiên hoặc ven bờ biển Nhật Bản (là một vùng biển rìa). Điều này khá là thú vị vì thường thì cá voi xanh không bơi vào biển rìa (như biển Okhotsk) trong khi di cư. Trước đây cá voi xanh từng được biết hay di cư xa lên phía Bắc, tới Đông Kamchatka, vịnh Anadyr (Nga) và quần đảo Commander (Nga). Ngày nay, tại quần đảo Commander, hơn 80 năm qua cá voi xanh chưa bao giờ được thấy lại,[60] và từ năm 1994 đến năm 2004, chỉ có 3 lần loài này được thấy tại Nga.[61] Một số vùng như quần đảo Hawaii, quần đảo Bắc Mariana, quần đảo Ogasawara, quần đảo Ryukyu, ven bờ Philippines, Đài Loan, Chu San, và biển Đông[62] như vịnh Daya, bán đảo Lôi Châu, đảo Hải Nam, phía Nam quần đảo Hoàng Sa.v.v... đã từng là nơi trú đông của cá voi xanh.[63] Các dấu chỉ khảo cổ học cho thấy cá voi xanh cũng đã từng di cư đến Hoàng HảiBột Hải.[64] Trong các chuyến khảo sát động vật biển có vú gần đây dọc theo eo biển Tsushima, cảnh sát biển Nhật Bản đã thấy vài cá thể cá voi khổng lồ dài hơn 20m. Tuy nhiên, người ta không biết chắc chúng thuộc loài nào.[65] Năm 2005, tại Vạn Ninh đã xảy ra một vụ cá voi mắc cạn.[66] Về tình hình các loài động vật biển tại biển Trung Quốc và Triều Tiên, xin xem Động vật hoa dã tại Trung Quốc.

Nam Bán Cầu

Nam Bán Cầu có 2 phân loài cá voi xanh, B. m. intermedia ở Nam Cực và B. m. brevicauda, một giống cá voi xanh lùn ít được nghiên cứu, ở Ấn Độ Dương. Các khảo sát gần đây nhất (khoảng giữa năm 1998) cho thấy có khoảng 2280 con cá voi xanh tại Nam Cực,[67] hầu hết là B. m. intermedia, chứ B. m. brevicauda chiếm chưa đến 1%.[68] Năm 1996, một khảo sát khác ở Ấn Độ Dương cho thấy chỉ trong một phạm vi nhỏ hẹp tại Nam Madagascar đã có tới 424 con cá voi xanh lùn tại đây,[69] do đó, tổng số cá voi xanh sống ở Ấn Độ Dương có thể lên đến hàng ngàn. Nếu điều này là đúng thì số lượng cá voi xanh trên toàn thế giới sẽ nhiều hơn rất nhiều so với ước tính hiện tại.[70]

Tại châu Đại Dương, cá voi xanh thường tụ tập ở hẻm núi Perth gần đảo Rottnest, vịnh Đại Úc phần giáp với Portland, và vịnh Nam Taranaki. Cả hai giống cá voi xanh phía Nam và cá voi xanh lùn đều sinh sản và di trú tại phần biển giáp Tây Úc, đảo Bắc của New Zealand, từ vùng Northland như vịnh Đảo, vịnh Hauraki ở phía Bắc tới vịnh Plenty phía Nam (rất gần với bờ biển[71]). Ít nhất có các quần thể phía Nam và phía Tây Úc cùng một số quần thể khác được biết di cư đến vùng biển nhiệt đới của Indonesia,[72] Philippines,[73]Đông Timor [74] (cá voi xanh đến Philippines có thể cũng thuộc quần thể di cư từ Bắc Thái Bình Dương do người ta hay thấy chúng tại Bohol, phía bắc Xích đạo[75][76]).

Các mối đe dọa khác ngoài săn bắt

Một con cá voi xanh đang ngoi lên khỏi mặt nướcKhi một sonar tần số trung được bật (1 - 8 kHz), cá voi xanh ngừng phát ra tiếng kêu D, mặc dù tần số này thấp hơn nhiều so với ngưỡng phát âm của chúng.[77]

Vì kích thước khổng lồ, sức mạnh và tốc độ của mình, cá voi xanh hầu như không có thiên địch trong tự nhiên. Có một lần tạp chí National Geographic đã đưa tin về một con cá voi xanh bị tấn công bởi một đàn cá voi sát thủ tại bán đảo Baja California. Mặc dù bầy cá voi sát thủ không thể giết được con cá voi xanh này, nó bị thương nặng và chết không lâu sau đó.[78] Gần 1/4 cá voi xanh tại Baja mang những vết sẹo do bị cá voi sát thủ cắn.[23]

Cá voi xanh có thể bị thương, thậm chí chết, do va chạm với tàu bè hay bị vướng vào lưới đánh cá.[79]Việc sử dụng ngày càng nhiều sonar trong kĩ thuật hàng hải đã làm nhiễu những bài hát của cá voi, khiến chúng gặp khó khăn trong giao tiếp.[77][79] Cá voi xanh ngừng phát ra tiếng kêu D khi một sóng sonar tần số trung được bật, mặc dù tần số này (1–8 kHz) nằm ngoài ngưỡng giọng của chúng (25–100 Hz).[77] Việc thải polychlorinated biphenyl (PCB) ra tự nhiên - một chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe động vật - cũng đe dọa đến sự phục hồi của cá voi xanh.[14]

Có quan ngại rằng nếu các sông băng và băng vĩnh cửu tan quá nhanh vì sự ấm lên toàn cầu, một lượng lớn nước ngọt chảy ra đền một mức nào đó sẽ làm ngưng sự luân chuyển thủy nhiệt.[80] Cá voi xanh dựa trên sự luân chuyển này, tức là sự dịch chuyển của dòng biển nóng và lạnh, để di cư. Chúng kiếm ăn tại các vùng nước mát giàu nhuyễn thể ở vĩ độ cao vào mùa hè, và trú đông cũng như đẻ con ở các vùng nước ấm thuộc vĩ độ thấp hơn vào mùa đông.[81] Nếu như cơ chế chuyển dịch dòng biển này bị ngưng thì cá voi xanh có thể sẽ gặp nhiều vấn đề khó khăn.[82]

Sự thay đổi nhiệt độ nước biển cũng ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của cá voi xanh. Nhiệt độ tăng trong khi nồng độ muối lại đi xuống sẽ làm thay đổi sự phân bố cũng như giảm đáng kể số lượng moi lân mà cá voi xanh ăn.[83]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cá voi xanh http://124.16.218.4/index.php http://124.16.218.4/list.php?page=2 http://159.226.115.21/rddl/CN/article/downloadArti... http://www.environment.gov.au/cgi-bin/sprat/public... http://www.sararegistry.gc.ca/virtual_sara/files/c... http://www.balaenopteramusculus.com/ http://www.britannica.com/animal/blue-whale http://www.gmanetwork.com/news/video/77783/24oras/... http://www.google.com/books?id=JgAMbNSt8ikC&pg=PA7... http://www.guinnessworldrecords.com/world-records/...